Nhạc và lời Evermore_(album)

Evermore gồm hai bản song ca: "Coney Island" song ca với Matt Berninger của ban nhạc The National (trái) và bài hát chủ đề "Evermore" song ca với Justin Vernon của Bon Iver (phải).

Phiên bản tiêu chuẩn của Evermore dài khoảng một giờ, bao gồm 15 bài hát, trong khi phiên bản cao cấp Deluxe Edition có thêm 2 bài hát bổ sung.[14] Các ban nhạc Haim, The NationalBon Iver lần lượt góp giọng trong các bài hát "No Body, No Crime", "Coney Island" và "Evermore".[15] Giới chuyên môn đều coi Evermore là phần tiếp theo, hay là bản thu âm đồng hành với Folklore.[16]

Biên soạn

Evermore là đĩa nhạc theo dòng nhạc indie folk,[17] folk-pop,[18] alternative rock[19]chamber rock[20] với ảnh hưởng của nhạc đồng quê.[13] Sản phẩm mang phong cách tối giản[21]lo-fi,[22] nhưng thả lỏng hơn và đậm tính thể nghiệm hơn.[2][23] Album được đặc trưng bởi phần cốt âm thanh mộc mạc[24] và đậm chất mùa đông, phần chuyển soạn điểm xuyết,[25] giai điệu cháy chậm, tiếng guitar acoustic thổn thức được chơi bằng phương pháp fingerstyle,[26] âm guitar điện đu đưa,[19] tiếng dương cầm nhẹ nhàng,[27] mượt mà[28] và sầu bi,[13] âm synthesizer ấm áp và choáng váng, âm măng cầm,[19] tiếng băng cầm tươi sáng,[29] nhịp máy đánh trống mạnh mẽ,[25] âm bộ dây tươi tắn,[30] âm trống đập điện tử,[27] cùng những lớp âm đầy tinh tế của Mellotron, sáo, kèn cortrung hồ cầm.[24] Giọng hát du dương của Swift được bổ trợ bởi những giai điệu nhẹ nhàng[28] cùng "bầu không khí mù sương".[19]

Rolling Stone cho rằng Evermore khai thác sâu hơn vào tầm nhìn về goth-folk của Swift.[12] Hits mô tả âm nhạc của album là "ướt át" và "đầy mê hoặc".[22] The Daily Telegraph nhận định không hề có cảm giác nào về nhịp độ hay sự gấp gáp trong các bài hát của album, khác hoàn toàn với nhịp độ phù hợp để biểu diễn trong các sân vận động lớn mà các tác phẩm trước đó của Swift thường có.[28] Esquire nhìn nhận Evermore tập trung vào "các chi tiết và sắc thái âm thanh hơn là những đoạn hook dễ nhớ."[31] Theo nhà phê bình Tom Hull, dù Swift vẫn chú trọng đến "các chi tiết ở khâu sản xuất", Evermore vẫn nối bước Folklore trong việc loại bỏ những yếu tố pop để tập trung vào những bài hát chân thật; điều này một phần là do đại dịch đã chuyển sự tập trung của Swift từ những sân vận động lớn sang những bối cảnh giản dị và gần gũi hơn.[32] Stereogum thì miêu tả tác phẩm là "một album nhẹ nhàng, đầy chữa lành, yên tĩnh một cách có sáng suốt", đưa trở lại thứ âm nhạc cổ điển vốn có của những người làm ca-nhạc sĩ.[33] Còn theo trang Slate, Evermore đem tới bầu không gian khoảng khoát hơn với nhiều quãng nghỉ, không giống như "chủ nghĩa tối đa-tối giản" trong Folklore, vốn bao hàm "tầng tầng lớp lớp các dòng nhạc đệm bị kiếm chế".[34]

Chủ đề

Bài hát thứ năm của album, "Tolerate It", lấy ý tưởng từ cuốn tiểu thyết năm 1938 Rebecca của nữ nhà văn Daphne du Maurier, trong khi đó bài hát thứ bảy, "Happiness", thì có các yếu tố tham khảo tới tiểu thuyết Đại gia Gatsby của nhà văn F. Scott Fitzgerald ra mắt năm 1925.

Evermore là một album thân mật[35] bắt nguồn chủ yếu từ cách trần thuật phức tạp ở ngôi thứ nhất từ góc nhìn của ngôi thứ ba,[23] phương pháp nghiên cứu tính cách nhân vật[19] và kể chuyện thần thoại.[12] Đĩa nhạc đào sâu hơn vào thế giới tưởng tượng mà Swift đã xây dựng trong Folklore,[16] pha trộn những thứ có thật và hư cấu.[35] Cả hai album đều có chung ý niệm về sự thoát ly,[30] nhưng trái ngược với tính lãng mạn và tính nội tâm của Folklore, Evermore lại táo bạo, phóng khoáng,[23][35] tươi tắn[36] và ấn tượng hơn,[24] đi sâu vào ý tưởng của Swift về tình yêu và nỗi đau của những người trưởng thành.[37] Các bài hát thường nhai lại[24] chủ đề về tình yêu bị cấm đoán, sự lãng mạn bị lãng quên, sự tha thứ,[28] hôn nhân và sự không chung thủy,[38] xoay quanh một nhóm các nhân vật độc đáo, chẳng hạn như những cặp đôi đang xích mích, những người bạn bị khinh miệt và những người phụ nữ phức tạp.[25] Evermore cũng phân tích những cảm xúc mâu thuẫn,[22] bên cạnh những "cú lật ồn ào" trong nội dung câu chuyện.[28]

Giống như album chị em của nó, phần lời nhạc của Evermore kết hợp một cách trữ tình những hình ảnh thiên nhiên, phong cảnh và các thiên thể trên bầu trời, chẳng hạn như trăng lưỡi liềm, bình minh, sao chổi, bầu trời màu hổ phách, vách núi, cây liễu, cỏ ba lácây thường xuân.[39] Các cách chơi chữ của Swift cũng rất phong phú.[18][23] Variety nhận định "sự ấm áp len lỏi giữa những lạnh lùng" là một "motif lời nhạc thường gặp".[24] American Songwriter cho rằng trong Evermore Swift chủ yếu viết về "những cuộc hôn nhân ngày một tồi tệ".[35] Slate gọi album là một văn tuyển, đồng thời nhấn mạnh "bước nhảy vọt [của Swift] từ [việc viết các bài hát] tự truyện sang các bài hát hoặc thuần túy giả tưởng hoặc có phần lời gợi hình theo hướng không giống như romans à clef".[34] Stereogum ví album này như một "cuốn tiểu thuyết đậm tính quan sát".[33] Pitchfork nhìn nhận Swift đã tự chứng tỏ cô là một giọng ca linh hoạt, giàu cảm xúc, và là một người "nhiều chữ" khi có thể "phóng đại được những khoảnh khắc nhỏ và buồn."[13] Giáo sư lý thuyết âm nhạc Alyssa Barna cho biết Swift sử dụng âm sắc tĩnh và không màu cho cả giọng hát lần phần nhạc đệm trong album.[40] Trang Spin thì đặc biệt nhấn mạnh "những cảm xúc cực kỳ phức tạp của con người" mà Swift đã bóc tách một cách vô cùng "chuẩn xác và tàn khốc" trong Evermore.[18]

Bài hát

Evermore mở đầu với "Willow", một bản tình ca[24] chamber folk[41] sử dụng kỹ thuật gảy guitar,[21] đàn chuông glockenspiel, phối khí dàn nhạc, lập trình trống cùng phần "điệp khúc nghẹt thở".[37] "Champagne Problems" là bản ballad[37] sầu muộn[42] với hợp âm piano khoảng khoát và oom-pah,[13] hòa quyện với hợp âm rải guitar và phần giọng hát đậm chất hợp xướng.[21] Bài hát miêu tả những khó khăn mà một cô gái phải đối mặt khi những vấn đề về tâm lý làm gián đoạn mối quan hệ tình cảm của mình,[16] và cuối cùng cô gái này đã từ chối lời cầu hôn của người mình yêu.[21] "Gold Rush" là một bài hát chamber pop nhịp độ nhanh[12][43] với trống, kèn, vĩ cầm, nhịp độ biến chuyển xoay tròn[37] và phần điệp khúc đầy "mộng mơ". Phần lời chính của bài hát là những câu đối được truyền tải theo nhịp điệu rộn ràng bên những phần nhạc đệm dai dẳng,[23][44] cùng phần mở đầu và kết thúc được tạo nên từ "nhiều tầng giọng". "Gold Rush" thể hiện cảm xúc ghen tị và lo lắng của nhân vật nữ chính trước một đối tượng hấp dẫn,[37][45] đồng thời cho thấy cô gái đang chán ghét sự bất lực của bản thân trước vẻ đẹp của người ấy – điều đó được ví tựa những cơn sốt vàng.[46]

Bài hát thứ sáu, "No Body, No Crime", là một bản murder ballad với sự góp mặt của ban nhạc rock Mỹ Haim (ảnh). Bài hát được quảng bá trên đài phát thanh nhạc đồng quê của Hoa Kỳ.

Bài hát thứ tư, "'Tis the Damn Season", là một bản nhạc Giáng sinh[19][26] với nội dung về một cô gái trở về quê hương Tupelo vào kỳ nghỉ lễ và gặp lại người tình cũ; rồi cô vẫn chọn lên giường với anh ta dù biết rằng ngọn lửa được nhen nhóm sẽ chẳng dẫn đến đâu.[25][19] Bài hát được xây dựng với những đoạn riff guitar điện, và người kể chuyện sau này được tiết lộ là một nhân vật tên Dorothea.[35] "Tolerate It" là một bản ballad[47] chậm rãi[26] với âm guitar "bị bóp nghẹt" và nhịp synth đầy căng thẳng,[26] với nội dung kể về mối quan hệ chênh lệch tuổi tác của một phụ nữ trẻ,[44] trong đó lột tả sự đau đớn và oán giận của cô đối với người bạn đời xa cách của mình.[35][33] Cốt truyện của bài hát được lấy cảm hứng từ Rebecca, cuốn tiểu thuyết phát hành năm 1939 của nữ nhà văn người Anh Daphne du Maurier.[48] "No Body, No Crime" là một bài hát nhạc đồng quê,[23] pop rock[35]rock đồng quê[19] đậm chất điện ảnh[16] với sự góp giọng của ban nhạc Haim, được mở đầu bằng tiếng còi cảnh sát.[44] Bài hát kể lại "vụ trả thù rùng rợn"[37] cho người phụ nữ tên Este bị chồng không chung thủy sát hại; người kể chuyện là bạn của Este và cô trả thù cho bạn bằng cách sát hại người đàn ông này.[16]

Ca khúc thứ bảy đầy u sầu mang tên "Happiness" là một bản ballad[30] theo phong cách ambient,[12] được phối hợp giữa âm synthesizer "mơ hồ", âm hi-hat, vĩ cầm, bass,[49] organ,[21] piano và âm drone.[33] Bài hát truyền tải một dòng ý thức,[43] trong đó người kể chuyện đồng cảm với chủ thể sau khi nhân vật này đã ly hôn, với suy ngẫm về sự chia ly, đồng thời đưa ra lời xin lỗi vì đã "đánh mất sự thật", cũng như khẳng định hạnh phúc sẽ luôn được tìm thấy trở lại.[26][37] Bài hát có các chi tiết tham khảo cuốn tiểu thuyết Đại gia Gatsby của nhà văn F. Scott Fitzgerald.[50] "Dorothea" là một bài hát theo dòng nhạc Americana[4] kể lại câu chuyện của "'Tis the Dam Season" dưới góc nhìn của nhân vật nam; anh là người đã ở lại Tupelo trong khi người yêu thời trung học Dorothea lên Los Angeles để lập nghiệp ở Hollywood.[16][35] Dưới tiếng đàn piano,[12][43] guitar và trống lục lạc đầy da diết, anh kể lại những câu chuyện về cô, chẳng hạn như một buổi vũ hội bị bỏ quên và sự xa cách mà anh đã cảm nhận,[37] đồng thời thể hiện khao khát có Dorothea trở lại cuộc sống nông thôn giản dị.[19] Bài hát được so sánh với "Betty" bởi sự tương đồng trong góc nhìn của nhân vật.[35] Bài hát thứ chín, "Coney Island", là một bản song ca với Matt Berninger của The National[37] theo thể loại alternative rock,[19] waltz[18] và indie-folk.[25] Bài hát miêu tả nỗi nhớ vùng ngoại ô[16] và hồi tưởng lại những kỷ niệm của một cặp đôi ở Coney Island.[37] Giọng hát du dương của Swift tương phản với giọng nam trung trầm ngâm của Berninger.[28]

"Ivy" là một bài hát dân ca Mỹ[21] với phần "điệp khúc vui nhộn"[37] kể lại sự thiếu chung thủy của một người phụ nữ đã có chồng[30][35] bằng phần chuyển soạn tiếng băng cầm, kỹ thuật gảy guitar,[21] kèn trumpet và phần hòa âm nhẹ nhàng của Vernon.[13] Bài hát truyền tải nét quyến rũ của cô gái đối với tình nhân bí mật của mình cùng những hậu quả có thể cản trở mối quan hệ của cả hai,[21][35] trong đó hình ảnh đám thường xuân mọc bao quanh ngôi nhà bằng đá là ẩn dụ cho thứ tình cảm ngày một bén rễ sâu hơn của nhân vật nam.[47] Swift hát về hai kẻ "đào mỏ" trong ca khúc thứ mười một mang tên "Cowboy like Me";[34] cả hai nhân vật này bất ngờ có tình cảm nhau sau khi thường xuyên lui tới những khu nghỉ dưỡng để lừa bịp giới nhà giàu.[35] Bài hát mang giai điệu alternative,[37] đồng quê,[13] folk rock[20]blues,[23] với tiếng guitar trầm lắng, những đoạn riff hòa tấu,[42] tiếng măng cầm, piano,[37] guitar lap steel[24] và giọng đệm của Mumford.[23] "Long Story Short" là một bài hát indie rock mang hơi hướng của pop với phần điệp khúc sôi động,[37][43] guitar bùng nổ, âm thanh bộ dây, nhịp âm sắc nét của trống và máy đánh trống. Swift gợi nhắc tới album Reputation (2017) trong bài hát[43][34] khi tóm tắt những khoảnh khắc tồi tệ nhất trong cuộc đời cô[42][25] cũng như sự chữa lành về mặt cảm xúc.[37]

"Marjorie" kể lại nỗi đau buồn của Swift đối với bà ngoại Finlay,[23] bà đã qua đời vào năm Swift 13 tuổi.[37] Nội dung bài hát là lời khuyên của Finlay tới cô cháu gái, cùng những kỷ niệm và sự hối tiếc của Swift.[13] Quá trình sản xuất đầy nhã nhặn của bài hát có sử dụng mẫu giọng nữ cao của Finlay qua âm synth "vo ve",[16][42] kỹ thuật gảy pizzicato với đàn dây,[21] tiếng drone, pulse, trung hồ cầm[25] và "chuyển soạn âm đàn phím".[13] "Closure", ca khúc thứ mười bốn, là lời đuổi khéo của Swift gửi tới nhân vật không rõ danh tính trong bài hát,[13] đồng thời là câu trả lời của nữ ca sĩ cho thứ lòng tốt thiếu chân thành[37] và một tình bạn đầy ngạo mạn.[21] Bài hát thuộc dòng nhạc electroacoustic[34] và industrial folk,[20] được đặc tả bởi nhịp 5
4 khác thường,[21] phần sản xuất với bộ đồng,[37] âm piano và đàn dây,[22] tiếng cọt kẹt điện tử, "âm bộ gõ lạch cạch"[21] và trống synthesizer.[16] Phiên bản tiêu chuẩn của album kết thúc bằng ca khúc chủ đề "Evermore" với phần piano ballad ở đầu, rồi dần dần thay đổi nhịp độ và để trở nên kịch tính hơn ở đoạn chuyển cuối bài. Chất giọng gió đặc trưng của Vernon[23] hòa cùng giọng của Swift ở giữa bài, khiến đoạn hát của hai người trở nên giống như một cuộc hội thoại hỏi và đáp.[18] Swift đem đến sự trầm uất, hoang tàn và tiêu cực qua những lời hát của mình, trái ngược với những câu hát đầy lạc quan và tích cực của Vernon khi thể hiện mong muốn giúp đỡ nữ ca sĩ nhìn nhận mọi nỗi đau đều chỉ là tạm thời.[51]

Phiên bản Deluxe Edition của Evermore bổ sung thêm hai bài hát. "Right Where You Left Me" là một bản nhạc đồng quê kiêm folk-pop[52] miêu tả số phận của một tình yêu "đóng băng dần theo thời gian" thông qua tiếng guitar âm vang.[53][54] Ngược lại, "It's Time to Go" thuật lại kinh nghiệm của người kể chuyện về thời điểm mà người ta nên thoát khỏi một mối quan hệ nào đó, ví dụ như tình bạn, việc ly hôn, việc đánh mất sự nghiệp mơ ước vào tay một người không đáng. Bài hát cũng đề cập tới tranh chấp của Swift với người chủ cũ.[54][55] Ngoài hai bài hát trên, phiên bản album phát hành tại thị trường Nhật Bản còn có thêm hai bản remix của đĩa đơn "Willow".[56]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Evermore_(album) https://web.archive.org/web/20210201204347/https:/... https://www.diariodecultura.com.ar/rankings/los-di... https://australian-charts.com/showitem.asp?interpr... https://austriancharts.at/showitem.asp?interpret=T... https://www.ultratop.be/nl/showitem.asp?interpret=... https://www.ultratop.be/fr/showitem.asp?interpret=... http://www.ifpicr.cz/hitparada/index.php?hitp=P https://danishcharts.dk/showitem.asp?interpret=Tay... https://dutchcharts.nl/showitem.asp?interpret=Tayl... https://www.ifpi.fi/tilastot/virallinen-lista/arti...